Dù là chương trình ca nhạc tổng hợp,ânkhấuHàNộimỗingàymộtvởphim xex mớiChuyện phố thời bao cấp cũng có những tình huống kịch và kết cấu như một vở diễn nhỏ nhắn. Tác phẩm này kín chỗ Nhà hát Tuổi trẻ ngay từ đêm diễn đầu tiên.
Chuyện phố thời bao cấp sau đó được xếp lịch diễn liên tiếp mỗi tuần 1 buổi trong tháng 10. Cũng trong tháng 10, Nhà hát Tuổi trẻ còn ra mắt vở kịch đề tài hậu chiến Bến nước thời gian. Vở diễn này cũng đưa ngay vào khai thác với mật độ 1 buổi/tuần. "Chúng tôi xây dựng kịch mục đa dạng, mỗi tuần có nhiều chương trình để khán giả lựa chọn. Mỗi ngày một vở", NSƯT Sĩ Tiến nói.
Hiện tại, kịch mục của Nhà hát Tuổi trẻ gồm các vở: Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Chuyện phố thời bao cấp, Đời cười, Đứa con của yêu tinh, Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Giấc mơ của Bờm, Ông không phải là bố tôi, Bầy chim thiên nga, Trại hoa vàng. Những vở diễn này được xếp lịch xoay vòng liên tục để khán giả có thể từ từ xem hết. Nhà hát cũng tiếp tục dựng các vở diễn mới chứ không dừng lại ở kịch mục đã dồi dào.
Tại Nhà hát Kịch VN, 2 vở diễn mới ra mắt là Quan thanh tra và Bóng rối. NSƯT Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch VN, hào hứng chia sẻ các vở này cũng sẽ được đưa vào khai thác ngay. Quan thanh tra trên thực tế đã bán được vé, đúng như kỳ vọng trở thành vở ăn khách. Kịch mục diễn liên tục của nhà hát này hiện gồm các vở: Bệnh sĩ, Nguồn sáng trong đời, Người trong cõi nhớ, Người tốt nhà số 5, Nhân thế, Người yêu hoa hậu. Đặc biệt, vở Bến không chồng sau khi biểu diễn ở Hàn Quốc tới đây sẽ được trình diễn trong nước.
NSƯT Xuân Bắc chia sẻ cái đích mà ông muốn nhắm tới: "Nhà hát Kịch VN muốn tất cả các đêm đều sáng đèn".
Trên thực tế, trong nhiều năm tồn tại, Nhà hát Tuổi trẻ vẫn luôn có chủ trương đa dạng hóa vở diễn. Tuy nhiên trước đây, việc đa dạng được thực hiện theo cách một vở diễn được diễn liên tục, sau đó lại có một vở khác thay thế. Bên cạnh các vở cho người lớn, sân khấu thiếu nhi được "chốt cứng" vào sáng chủ nhật. Tuy nhiên, giờ đây kịch mục đã biến đổi linh hoạt hơn nhiều.
"Chúng tôi có nhiều vở trong tuần, thậm chí không để 2 ngày sát nhau diễn cùng một vở. Với sân khấu thiếu nhi, trước chỉ có sáng chủ nhật thì giờ có cả vở diễn tối. Chúng tôi cũng lựa theo việc mở phố đi bộ hồ Gươm (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) để mở xuất diễn chiều tối cho thiếu nhi", NSƯT Sĩ Tiến nói. Theo ông Tiến, sau khi thay đổi chính sách bán vé, số lượng vé bán ra đều đặn hơn.
Có thể thấy sự đa dạng về đề tài của các nhà hát đi theo con đường "mỗi ngày một vở". Họ đều có những vở diễn kinh điển như các vở kịch nổi tiếng thế giới bên cạnh kịch Lưu Quang Vũ; những vở đề tài hậu chiến như Bến không chồng, Bến nước thời gian... bên cạnh những vở diễn gây cười, châm biếm như Người yêu hoa hậu hay Đời cười…
Theo NSƯT Xuân Bắc, kịch mục đa dạng bắt nguồn từ chính nội lực của nhà hát. "Chúng tôi đang có một danh sách vở diễn do rất nhiều đạo diễn trẻ dàn dựng. Các đạo diễn đó cũng thuộc quân số nhà hát. Ngoài ra chúng tôi còn tăng cường hợp tác với nhiều đạo diễn từ bên ngoài để học hỏi", NSƯT Xuân Bắc nói.
Sự phát triển kịch mục đa dạng với nhiều đạo diễn của Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch VN mang lại sự linh hoạt cũng như kỳ vọng bứt phá cho sân khấu Hà Nội.